Xây dựng môi trường lành mạnh

2

Phong trào đấu tranh tố giác tội phạm, kéo giảm tệ nạn trên địa bàn quận trong thời gian qua đã đi vào chiều sâu và thể hiện tính chủ động, huy động sự tham gia của nhân dân cùng chính quyền và các đoàn thể. Đến nay toàn quận 627 người sau cai tái hòa nhập cộng đồng trong đó có 429 người có việc làm (tỷ lệ 68,4%). 10 phường trong quận đều đạt mức chuyển hoá mạnh về ma túy mại dâm. Từ chỗ tồn tại 52 địa bàn, tụ điểm ma tuý năm 2001, nay quận chỉ còn 7 địa bàn và tụ điểm với mức chuyển hóa 80-90%. Từ năm 2006 đến nay, lực lượng công an đã bắt xử lý 225 vụ – 427 tên mua bán tàng trữ, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, lập hồ sơ đưa 56 đối tượng nghiện vào các Trung Tâm và 129 đối tượng nghiện từ nơi khác đến. Thực hiện kế hoạch liên tịch giữa các đơn vị trong quận và tại địa bàn giáp ranh với quận 3 – quận 4. Tiêu chí xây dựng môi trường sống lành mạnh được xem là bước chuẩn bị tốt tiếp nhận người hồi gia trở về, theo đó các tụ điểm phức tạp về ma túy được lực lượng công an, dân phòng và các đoàn thể tham gia tuần tra chốt chặn như ở khu Đồng Tiến, Mã Lạng (phường Nguyễn Cư Trinh), Công viên 23/9 (phường Phạm Ngũ Lão), khu Bến Chương Dương (phường Cầu Kho)…


nbsp;Quyết tâm không để phát sinh các tụ điểm ma túy, công tác dạy nghề, học văn hóa và giải quyết việc làm cho người hồi gia được quận chú trọng ngay trong việc hỗ trợ kinh phí học văn hóa, phương tiện dạy nghề cho các Trung Tâm – các Trường có học viên của quận trên 80 triệu đồng. Cán bộ phòng chống tệ nạn xã hội và lực lượng cán sự xã hội đều được tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ công tác xã hội và tiếp cận người hồi gia. Trung Tâm tham vấn hỗ trợ cộng đồng giúp người hồi gia chăm sóc sức khoẻ và điều trị ARV cho người bệnh AIDS. Tại địa phương, phối hợp tổ chức tư vấn nghề nghiệp và tổ chức dạy nghề, tuy nhiên tâm lý chung của hầu hết người hồi gia hiện nay là muốn có việc làm ngay nên phần đông người hồi gia có công việc không ổn định. Có 54 người vay vốn 251 triệu đồng từ nguồn vốn của quận và thành phố. Người hồi gia được tham gia vào các câu lạc bộ sinh hoạt: Lá Chắn, Kiên Trì, Vươn lên, Tự giúp đỡ… và tham gia các buổi sinh hoạt, giao lưu tổ chức theo cách thức gần gũi giúp họ hiểu thêm cách thức tự bảo vệ bản thân, trang bị kỹ năng sống, rèn luyện bản lĩnh tái sử dụng ma túy. Thực tế cho thấy để tránh tái nghiện, xây dựng phường xã không còn ma tuý, mại dâm, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư cần có sự quan tâm của cộng đồng xã hội, các ngành chức năng đặc biệt là gia đình và ý chí của người tái hoà nhập cộng đồng.