Hội trường chính Nhà Văn hóa Thanh niên TP tối 31/8/2005 dường như không đủ sức chứa cho các bạn đoàn viên, thanh niên và Ban điều hành 67 khu phố của Quận 1 đến dự đêm giao lưu chủ đề “Sức sống Tuổi 20” do Quận đoàn và Phòng Văn hóa thông tin thể thao Quận 1 phối hợp tổ chức.
Đến dự có Đ/c Ma Xuân Việt, Phó Bí thư Thành đoàn, Đ/c Đặng Hồng Linh, Phó phòng văn hóa Sở VHTT/TP, Đ/c Lê Bá Cần, Bí thư Quận ủy, Đ/c Nguyễn Văn Hùng, PCT UBND Quận và các đ/c trong Ban Thường vụ, các Ban Đảng Quận ủy, các phòng ban UBND,
Chương trình mở đầu với câu chuyện về những phóng viên của Báo Tuổi Trẻ lần đầu tiên đã đưa những dòng nhật ký thâm trầm mà anh dũng, thiết tha mà kiên cường của nữ liệt sĩ-bác sĩ Đặng Thùy Trâm và liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc lên mặt báo trong những ngày cuối tháng 4 lịch sử vừa qua. Thế là những ngày sau đó, như cơn lốc cảm kích xoáy sâu vào tâm khảm nhiều người, 2 qưyển nhật ký của chị Trâm và anh Thạc đã trở thành những tác phẩm săn tìm đọc và tiêu thụ nhanh nhất trong thời gian gần đây đối với mọi lứa tuổi.
Trường đoạn sân khấu hóa tái hiện hình tượng nhân vật Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc đã gây xúc động cho những người tham dự.
Chị Đặng Thùy Trâm sinh ngày 26/11/1942, tốt nghiệp Đại học y khoa Hà Nội, xung phong vào chiến trường B, công tác tại bệnh viện hưyện Đức Phổ, Quảng Ngãi, hi sinh ngày 22/6/1970. Chị hi sinh lúc chưa đầy 28 tuổi đời, 2 năm tuổi đảng, 3 năm tuổi nghề.
Còn anh Nguyễn Văn Thạc chưa đầy 20 tuổi đã khoác ba lô vào chiến trường, chỉ mười tháng tuổi quân, chàng sinh viên khoa Toán – Cơ, đại học Tổng hợp Hà Nội, từng là học sinh giỏi văn nhất miền Bắc một thời. Tình yêu đôi lứa của Nguyễn Văn Thạc và Phạm Thị Như Anh đẹp tuyệt vời, vượt qua mọi ngăn cách về không gian, thời gian và hoàn cảnh sống. Lá thư đề ngày 18/9/1971 gửi Như Anh, Thạc viết: “Bất kỳ một vinh quang nào cũng cần phải trả bằng mọi giá. Và khó khăn gian khổ càng nhiều, thử thách càng nhiều, sự vinh quang đó càng trở nên rực rỡ. Chúng ta đừng đi tìm những chân lý sâu xa đơn thuần qua những áng văn và những bài thơ, bài toán. 30/4/1975 Thạc sẽ trả lời cho P. (tức Như Anh) câu: Hạnh phúc là gì?…”.nbsp;
Nguyễn Văn Thạc đã gấp lại trang sách đời khi vừa chớm tuổi 20, khi câu trả lời về hạnh phúc còn để ngỏ…30 năm đã qua sau ngày hẹn 30/4/1975, Nguyễn Văn Thạc vẫn hiện diện với những trang thư và những dòng nhật ký chân thực, đầy sức lay động lòng người. Đó là con đường của tình yêu và hạnh phúc anh chọn và ở đó cũng có gương mặt anh với nét hào hoa và bi tráng…
Hội trường chú ý lắng nghe những bộc bạch tâm sự của chị Nguyễn Thị Thanh, người bạn học của chị Trâm cùng khắc khoải trong giai đoạn khó khăn của chiến tranh khốc liệt, lời nhắn nhũ với lớp đoàn viên thanh niên hôm nay của chú Nguyễn Văn Hùng, UVBCH Hội CCB Quận và chị Huỳnh Thị Kiều Thu, người nữ biệt động, nữ tù Côn Đảo trong 5 tháng 4 ngày đã vượt Trường Sơn để thỏa nguyện lòng mong đến thăm Lăng Bác.
Những bạn đoàn viên thanh niên đã nhập khá tròn vai với 2 nhân vật Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc cùng với đội múa, góp phần đáng kể vào thành công của đêm giao lưu “Sức sống Tuổi 20”.
Buổi giao lưu kết thúc bằng một sáng tác mới nhất của nhạc sĩ Phạm Đăng Khương có tựa đề “Mãi mãi tuổi 20”, bài ca có những đoạn tiết tấu mạnh mẽ, hào hùng: “…chiến tranh, chiến tranh đã mang đi biết bao niềm mơ ước trong anh. Nhưng cuộc đời này còn mãi những trang nhật ký. Những trang nhật ký như ngọn lửa cháy, thắp sáng tuổi 20 trong anh, trong tôi, trong trái tim mọi người…”.
Nhân dịp này, Quận đoàn triển khai đợt phát động đến các cơ sở Đoàn viết những suy nghĩ, mơ ước, hoài bão của mình về lứa tuổi thanh niên 20, hoặc kể lại những tấm gương xứng đáng được học hỏi, được tuyên dương quanh cuộc sống hôm nay. Đợt phát động thi viết diễn ra từ ngày 05/9 đến
Tuổi trẻ Quận 1 hứa sống, làm việc xứng đáng với sự hi sinh cao cả của những bậc tiền bối để như những lời da diết cuối cùng của dòng nhật ký: “Nếu như tôi không trở lại – Ai sẽ thay tôi viết tiếp những dòng sau này? Tôi chỉ ao ước rằng, ngày mai, những trang giấy còn lại đằng sau sẽ toàn là những dòng vui vẻ và đông đúc. Đừng để trống trải và bí ấn như những trang giấy này”….