Hàng năm như đã định trước, ở đất Quận 1 cứ vào đúng những ngày hè nóng bỏng nhất thì những cuộc Liên hoan ca hát lại đượcnbsp; khai diễn. Người ta không gọi đó là những hội thi vì gọi như thế thì nghe có vẻ quá khô khan, nhàm chán, mà gọi là Liên hoan vì vừa mang vẻ thân mật, lại vừa mang tính quảng giao hơn. Mỗi ngày, ở xung quanh chúng ta đã từng mắt thấy tai nghe không biết bao nhiêu là chương trình ca nhạc, nhưng để có được một chương trình cho riêng những Thếnbsp; – Hệ – Thích – Ca Hát, được thoả mãn với nhu cầu của chính mình là Hát – Cho – Nhau – Nghe, thì những cuộc Liên hoan như Tiếng hát Khu phố tôi, hoặc Tiếng hát Truyền thống và ca nhạc Lưu Hữu Phước đã chính thức đáp ứng được mong mỏi đó.
Liên hoan Tiếng hát Khu phố tôi cùng Liên hoan Tiếng hát Truyền thống và ca nhạc Lưu Hữu Phước đều được tổ chức 2 năm một lần và đều có rất nhiều điểm chung. Điểm chungnbsp; lớn nhất là đều mang tính quần chúng rất cao, ở 2 cuộc Liên hoan này : một do quận đứng ra tổ chức, một do Thành phố phối hợp cùng Quận tổ chức, nhưng đều cùng có một lực lượng diễn viên – ca sỹ tham gia hết sức hùng hậu (trên 1.000 người). Các ca sỹ, diễn viên đều xuất thân ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ nhiều thế hệ khác nhau và đều có chung một niềm đam mê ca hát. Chú Lê Thanh Bình – Chủ nhiệm KPVH KP.5 (Phường Bến Nghé) cho biết : Đội văn nghệ của Khu phố (khá nổi tiếng và thường xuyên được mời biểu diễn khắp nơi từ phường, quận, Thành phố cho đến cả TW ) có gia đình cả 5 thành viên cùng tham gia ca hát, hoặc cả 3 mẹ con bà cháu đêm đêm vẫn rủ nhau đi tập văn nghệ…
Để có những giây phút đắm mình trong ánh đèn rực rỡ của sân khấu và cùng cất lên những lời lời ca mộc mạc nhưng ngọt ngào thắm thiết ca ngợi quê hương, đất nước, con người Việt Nam tươi đẹp ấy, trước đó hàng ngàn diễn viên quần chúng đã phải vất vả khổ công ráo riết tập luyện. Từ các tổ dân phố, khu phố, ban ngành… đã tuyển lựa những giọng ca ngoài tiêu chuẩn năng khiếu, còn phải có thêm lòng nhiệt thành. Ở Khu phố 4 Phường Bến Nghé, có đội Văn nghệ của cô Hồ Thị Xuân Phương với thâm niên 10 tuổi đời ca hát, đã đặt tiêu chí tuyển chọn “ca sỹ” đầu tiên phải là người xuất thân từ khu phố, với tinh thần sẵn sàng phục vụ bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào khi có yêu cầu ! Không riêng gì ở Phường Bến Nghé mà ở các đơn vị khác cũng vậy. Cực nhưng mà vui, trong những đêm diễn ra liên hoan không khí thật tưng bừng, náo nhiệt khiến người ta dễ liên tưởng đến không khí của những ngày cả nước cùng mở hội.
Và cũng trong những đêm diễn đó, với những ca sỹ, diễn viên không chuyên đó, có những người lần đầu tiên bước ra sân khấu, đứng trước đám đông, nhưng họ đã hát và diễn với cả tấm lòng. Bởi sức lan toả và cuốn hút từ phong trào ca hát của các tầng lớp quần chúng thật là to lớn. Khán giả đến với Liên hoan thực sự được hòa mình vào dòng chảy của thời gian, dòng chảy của Âm nhạc truyền thống Việt Nam trong 60 năm qua. Những giai điệu hào hùng và sâu lắng của các ca khúc, điệu múa truyền thống được cất lên ca ngợi Bác Hồ, ca ngợi Tổ quốc Việt Nam và tình yêu quê hương, yêu hòa bình. Người nghe, người xem, ca sỹ, diễn viên cùng rungnbsp; động với cảm xúc dâng trào về một thời đã qua của những tác giả, tác phẩm âm nhạc từ lâu, và mãi cho đến ngày nay vẫn có một vị trí xứng đáng trong lòng công chúng : Đó là NS Lưu Hữu Phước, Văn Cao, An Thuyên, Cao Việt Bách, Xuân Hồng, Hoàng Hiệp, Phạm Minh Tuấn…
Và như vậy ở đất quận 1, hàng năm vào dịp hè, những lời ca truyền thống bất hủ lại được cất lên, vang vọng mãi với thời gian.