nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp; Có đến thăm di tích ngôi nhà của ông Trần Văn Hy, nơi diễn ra hội nghị lần VI của BCH Trung ương Đảng từ ngày 6 tới ngày
nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp; Ngày 20/11/1940 lệnh khởi nghĩa được gởi đi các nơi với quyết định toàn xứ Nam Bộ thống nhất khởi nghĩa vào nửa đêm 22/11/1940. Hiệu lệnh của cuộc khởi nghĩa là súng nổ ở thành Ô Ma: khi nghe tiếng súng nổ ở thành Ô Ma có nghĩa là lực lượng khởi nghĩa đã đánh chiếm thành có nội công ngọai kích thì lập tức tất cả lực lượng ở khắp mọi nơi từ Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định cho đến các tỉnh thành đều phải đồng lọat tấn công các cơ sở của địch và cướp chính quyền thực dân Pháp. Nhưng tiếng súng đã không nổ và thành Ô Ma không bị đánh theo như kế họach. Thành Ô Ma (Camp des Mares) của Pháp còn có tên thành Pháo thủ (Régimes des Tirailleurs Annamites – RTA) đồn trú của lực lượng lính tập người Việt bị Tây bắt đi lính, quân số tới hai ngàn người với súng đạn đầy đủ các lọai. Thành này nằm ở vị trí góc đường Nguyễn Trãi và Cống Quỳnh Quận 1 hiện nay (khu vực Bộ Tư lệnh Cục Cảnh vệ). Lúc ấy ta đã binh vận đựợc số lớn lính tập ở đây và có một đảng viên được cài vào trước, tên là Trần văn Mậu từ Pháp về. Lực lượng của đồng chí Huỳnh văn Một (Liên tỉnh uỷ miền Đông phụ trách quân sự) đóng ở Đức Hòa, sau này là Bí thư tỉnh ủy Chợ Lớn rồi Trung đòan trưởng Trung đòan 308 Nguyễn An Ninh được Xứ ủy truyền lệnh đánh chiếm thành Ô Ma lúc 10 giờ đêm và giờ nổ súng là 12 giờ đêm 22/11/1940 nhưng do thời gian quá gấp nên tới 2 giờ sáng ngày 23/11/1940 lực lượng của đồng chí Một mới có mặt trên đường số 10nbsp; Đức Hòa – Chợ Lớn lại không có phương tiện vận chuyển nên không thể đến thành Ô Ma được. Thế là lệnh tổng khởi nghĩa không thực hiện đồng lọat khắp nơi. Hơn nữa, có kẻ phản bội nên giặc Pháp đã ra tay trước, bắt giam hết lính Việt và đồng chí Mậu trong thành Ô Ma trước giờ khởi nghĩa và bố trí quân ngăn chận khắp nơi. Nhiều đồng chí lãnh đạo Trung ương, Xứ ủy và Thành ủy đều bị địch bắt và bị sát hại sau đó ở ba sân bắn: hai tại Hóc Môn và ngã ba Giồng ở Bà Điểm. Cảnh tàn sát đồng bào ta ở vùng ngọai thành và các tỉnh vô cùng dã man sau cuộc khởi nghĩa bất thành.
nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp; Như vậy Sài Gòn – Quận 1 đã đi trước mở đầu bằng cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ nhưng lại về sau thắng lợi với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 30/4/1975. Trải qua 35 năm của hai cuộc kháng chiến thần thánh để giải phóng hoàn toàn miền
nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;nbsp;