Hội thảo khoa học – thực tiễn “Lãnh đạo và quản lý văn hóa ở địa phương”

1
rx online

Nhằm góp phần tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) và quán triệt thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX) về “quot;Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”quot;, ngày 25-8-2004, tại Hội trường Quận ủy Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo khoa học – thực tiễn “quot;Lãnh đạo và quản lý văn hóa ở địa phương”quot; do Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương và Tạp chí Tư tưởng – Văn hóa tổ chức nhằm mục đích:


1. Trao đổi, thảo luận về vai trò của văn hóa ở địa phương, gắn liền với xây dựng đời sống văn hóa và xây dựng con người.


2. Trao đổi về vai trò và phương thức cấp ủy lãnh đạo lĩnh vực văn hóa, mối quan hệ biện chứng giữa lãnh đạo và quản lý, giữa cấp ủy với chính quyền và ngành văn hóa ở địa phương.


3. Tọa đàm, trao đổi một số kinh nghiệm thực tiễn, những hạn chế, vướng mắc và giải pháp khắc phục, nhằm phát huy tốt vai trò lãnh đạo và quản lý các hoạt động văn hóa ở địa phương.


Đồng chí Đào Duy Quát – Phó Trưởng Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương chủ trì buổi Hội thảo. Tham dự Hội thảo còn có đồng chí Trần Trọng Tân – nguyên Trưởng Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương, đồng chí Đỗ Khánh Tặng – Tổng biên tập Tạp chí Tư tưởng – Văn hóa, đồng chí Hà Văn Tăng – Cục trưởng Cục Văn hóa Thông tin cở sở (Bộ Văn hóa – Thông tin) và hơn 40 đồng chí đại diện cho Ban Tuyên giáo, Sở Văn hóa Thông tin, Phòng Văn hóa văn nghệ … các tỉnh thành, quận huyện, phường xã từ địa đầu Tổ quốc Lào Cai cho đến tận đất mũi Cà Mau.


Hội thảo đã diễn ra trong không khí nghiêm túc nhưng chân tình vànbsp;cởi mở với nhiều ý kiến đóng góp của các đồng chí tham dựnbsp;nhằm rút kinh nghiệm cho công tác “quot;Lãnh đạo và quản lý văn hóa ở địa phương”quot; của Đảng trong thời gian tới đạt hiệu quả cao nhất. Tại buổi Hội thảo, các bài tham luận được trình bày đã phân tích và làm rõ các quy luật phát triển của văn hóa, những đặc trưng cơ bản và sự vận dụng sáng tạo những quy luật đặc thù của lãnh đạo văn hóa, mối quan hệ tất yếu giữa lãnh đạo và quản lý văn hóa của xã hội mới, trao đổi về nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trên lĩnh vực văn hóa, tập trung xây dựng hoàn chỉnh thiết chế văn hóa cơ sở để quản lý các Trung tâm văn hóa, quản lý các lễ hội, hệ thống vũ trường, karaoke, hớt tóc thanh nữ, anten parabol, Internet …


Những ngành nghề nhạy cảm này vốn dĩ rất cần thiết cho nhu cầu văn hóa, tinh thần của nhân dân. Đã đến lúc phải coi đây là bộ phận của thiết chế văn hóa, nơi truyền bá các giá trị văn hóa rất tích cực nếu được quản lý tốt. Thực tiễn hoạt động trong những năm qua, những cơ sở kinh doanh trên lĩnh vực văn hóa đã có những đóng góp nhất định cho xã hội. Cùng với các thiết chế văn hóa của Nhà nước và các đoàn thể, các cơ sở kinh doanh văn hóa đã góp phần nâng cao phúc lợi văn hóa cho nhân dân, đưa các sản phẩm văn hóa đến từng cộng đồng, từng gia đình, từng người một cách thường xuyên. Tuy nhiên mặt tiêu cực trong những hoạt động này cũng bộc lộ ngày càng rõ, gây ra những tác hại nghiêm trọng cho đời sống xã hội. Trong cơ chế kinh tế thị trường, vì động cơ lợi nhuận, từ sự cạnh tranh không lành mạnh, nhiều cơ sở kinh doanh văn hóa đã dần dần biến tướng, hoạt động trá hình, trở thành những nơi truyền bá tư tưởng tiêu cực, lối sống ích kỷ, trụy lạc. Tình hình mua bán, lưu hành, sử dụng sách báo, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc, đồ chơi trẻ em có nội dung không lành mạnh, thậm chí phản động, đồi trụy vẫn còn phổ biến. Nhà hàng, vũ trường, tiệm quán cà phê, karaoke, hớt tóc Thanh nử, nbsp;nhà trọ… nơi nào cũng có thể ẩn chứa tệ nạn mại dâm, ma túy …


Để đẩy lùi và từng bước xóa bỏ những biểu hiện tiêu cực, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội, những người làm công tác văn hóa ở địa phương cần tiến hành đồng thời 2 nhiệm vụ: một mặt phải kiên quyết, bền bỉ kiểm tra, kiểm soát, xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật trên lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ văn hóa; mặt khác, cơ bản hơn, là tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xây dựng nền văn hóa mới và con người mới bằng các phong trào quần chúng rộng lớn gắn với lợi ích tinh thần, vật chất thiết thân của các tầng lớp nhân dân.


Đồng chí Đào Duy Quát thay mặt Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương trong phần tổng kết Hội thảo đã biểu dương những địa phương làm tốt công tác Văn hóa trong thời gian qua, cần tổ chức đúc rút kinh nghiệm về phương pháp lãnh đạo quản lý để nhân rộng mô hình trong cả nước. Đồng chí nhắc nhở cán bộ làm công tác Văn hóa trong thời gian tới cần nắm thật chắc và cụ thể nhiệm vụ:


– Quản lý các hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, văn hóa nghệ thuật, thông tin quảng cáo, di sản văn hóa cả vật thể và phi vật thể.


– Quản lý các hoạt động thiết chế văn hóa, đặc biệt chú trọng đến việc đăng ký kinh doanh các dịch vụ văn hóa và quản lý văn hóa như thế nào ở vũ trường, bar, karaoke, anten parabol, Internet …


Đồng chí cũng đề xuất những kiến nghị sẽ gửi Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng nhằm phục vụ cho việc Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX). Trước mắt Nhà nước cần thực hiện ngay nhưng việc sau:


– Cần có văn bản phù hợp về bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, có phương tiện và biện pháp quản lý, chế độ lương và chính sách cho cán bộ phụ trách văn hóa, ngân sách cho hoạt động văn hóa …


– Đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa từ Trung ương đến tận ấp, thôn, bản làng … vì nếu không có thiết chế văn hóa thì sẽ không có hoạt động văn hóa.


– Cần thành lập trường chuyên đào tạo, bồi dưỡng tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị, trang bị kiến thức quản lý thường xuyên cho cán bộ làm công tác Văn hóa, làm rõ tiêu chuẩn để tiến hành đào tạo, tránh tình trạng Phó Chủ tịch phụ trách công tác Văn – Xã nhưng không biết Văn hóa là gì.


– Ban biên tập Tạp chí Tư tưởng – Văn hóa nhanh chóng tổng hợp những bài tham luận của các đại biểu, đánh giá và hệ thống lại để xuất bản thành tác phẩm phục vụ cho công tác “quot;Lãnh đạo và quản lý văn hóa ở địa phương”quot;.