Trong gia đình, cưới là một việc lớn của đời người, là niềm vui và hạnh phúc của mỗi chúng ta khi đến tuổi trưởng thành, là niềm tự hào vinh dự của cha mẹ khi dựng vợ, gả chồng cho con cái. Ngoài xã hội, cưới là phong tục truyền thống tốt đẹp của ông cha ta, thể hiện nhân cách sống và đạo lý : “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”, truyền thống và đạo lý tốt đẹp đó của nhân dân ta luôn được pháp luật tôn trọng và bảo hộ. “Nghĩa tử là nghĩa tận”, việc tang là nghi thức bày tỏ sự đau buồn, thương tiếc của chúng ta khi mất đi người thân, bạn bè, dòng tộc…cần được tổ chức trân trọng và trang nghiêm.
Nếu việc cưới, việc tang là những nghi lễ riêng trong khuôn khổ gia đình, thì Lễ hội là loại hình văn hoá chung của dân tộc, là nhu cầu, là biểu hiện khát vọng, là món ăn tinh thần không thể thiếu của cộng đồng dân tộc, qua đó không những giáo dục nhân dân ta về truyền thống, lịch sử – văn hoá – nghệ thuật, mà còn bồi dưỡng các thế hệ mai sau lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, việc tổ chức cưới, tang, lễ hội đã phát sinh nhiều hiện tượng không lành mạnh,nbsp;đã tổ chức đám cưới, đám tang linh đình, phô trương lãng phí,nbsp; mê tín dị đoan…