CHÀNG CA SĨ “CHUNG THỦY” VỚI PHONG TRÀO VĂN NGHỆ

4
rx online

Bất kể đó là chương trình ca nhạc lớn hay nhỏ, sớm hay muộn, đi xa hay gần của quận 1, Thanh Sử đều không hề chối từ. Anh luôn có mặt trên từng cây số với các hoạt động phục vụ của đội Thông tin Lưu động Trung tâm Văn hóa quận và “quot;sát cánh”quot; với các phường trong những chương trình văn nghệ Tiếng hát khu phố tôi, phong trào phòng chống ma tuý, HIV/AIDS.…

Không như một số ca sĩ bây giờ, sau khi đoạt giải cao trong những cuộc thi Tiếng hát truyền hình thì có thể được nhiều người chú ý nâng đỡ, hỗ trợ để bật lên thành “quot;sao”quot;, Thanh Sử sau gần 10 năm theo con đường ca hát chuyên nghiệp kể từ khi đoạt giải nhất Tiếng hát Truyền hình TP.HCM năm 1995 và sau đó là Tiếng hát Truyền hình Việt Nam năm 1997, nhưng anh vẫn ít được khán giả thị trường biết đến chỉ vì anh luôn “quot;trung thành”quot; với những ca khúc “quot;một thời hào hùng”quot; của dòng nhạc truyền thống. Chính vì mọi người đã quen với một Thanh Sử luôn gắn bó với những “quot;Hà Nội niềm tin và hy vọng”quot;, “quot;Khát vọng”quot;, “quot;Tình ca”quot;, “quot;Hành khúc ngày và đêm”quot;,”quot;Lá đỏ”quot;, “quot;Dấu chân phía trước”quot;, “quot;Đất nước trọn niềm vui”quot;… nên lẽ tự nhiên sẽ “quot;loại”quot; anh ra khỏi dòng nhạc thị trường chứnbsp; không phải do anh không hát được những bài hát nhạc trẻ, nhạc trữ tình… Anh cho biết : “quot;Trong một lần biểu diễn phục vụ ở Ký túc xá Ngô Gia Tự, mình đã chọn sẵn một bài nhạc trẻ vì nghĩnbsp; rằng các bạn sinh viên chắc không thích nghe nhạc truyền thống, nhưng đến khi ra diễn thì tôi lại bị các bạn liên tục yêu cầu hát nhạc truyền thống”quot;. Mặc dù không nổi tiếng nhưng anh cũng đã tạo được cho mình một “quot;thương hiệu”quot;.

Là ca sĩ nhưng ca sĩ nhạc trẻ thì gần như ngày nào cũng có “quot;sô”quot; để hát, còn với những ca khúc truyền thống thì chắc chắn ai ai cũng đã biết hiếm khi được hát ở các quán bar, phòng trà… Vì thế, ca sĩ của dòng nhạc này cũng không thể có “quot;sô”quot; thường xuyên, nên Thanh Sử gần như chỉ được mọi người nhớ đến vào những dịp lễ lạc hay trong những chương trình phục vụ mang tính tuyên truyền, mà với những chương trình như vậy thì phần lớn ca sĩ đều hát phục vụ chứ tiền bạcnbsp; được bao nhiêu. Và cũng chính vì vậy, thu nhập của một ca sĩ hát nhạc truyền thống quá chênh lệch so với những ca sĩ trẻ bây giờ trong khi để hát được dòng nhạc này, người ca sĩ phải bỏ công sức học tập, rèn luyện rất nhiều. Thật là mâu thuẫn và nghịch lý! Tuy vậy, Thanh Sử cũng không lấy điều đó làm buồn nản bởi ngay từ đầu anh đã đến với âm nhạc bằng một tình cảm trong sáng, không mưu lợi, anh hát là vì đó là niềm yêu thích của anh từ xưa đến giờ chứ không phải thấy người ta làm ca sĩ vinh quang, tiếng tăm hay giàu có mà chạy theo. Anh nhớ lại : “quot;Mình cũng có thể chuyển sang hát nhạc trẻ nhưng mình không làm và chỉ hát nhạc truyền thống là vì khi còn nhỏ mình thường nghe đài phát thanh, những năm 79-80 đài chỉ phát toàn nhạc này chứ làm gi có nhạc trẻ để nghe, nên nghe hoài rồi không biết tự bao giờ đã bị ngấm vào người như ngấm vào máu thịt của mình vậy...”quot;.

Dường như biết mình “quot;lạc loài”quot; giữa chốn nhạc trẻ, nên Thanh Sử thường đem tiếng hát của mình đến những nơi thật có ích : những chuyến đi phục vụ trường trại cai nghiện, các đoàn trường, phục vụ bà con vùng sâu vùng xa, hải đảo… Đến những nơi này tuy cực nhưng anh rất vui, anh kể : “quot;Lần đầu đi hát phục vụ ở trường cai nghiện Phú Văn – Bình Phước, trong 6 ca sĩ cùng đi thì có đến 4 người hát nhạc trẻ, còn mình và một ca sĩ ở Quân khu 7 hát nhạc truyền thống, mới đầu thấy sợ vì không biết những bạn này sẽ đón nhận mình như thế nào vì đa số những học viên cai nghiện đều là dân ăn chơi “quot;thứ dữ”quot; ở TP lên. Hôm ấy tôi hát bài Khát vọng của Phạm Minh Tuấn, không ngờ hát xong các bạn ấy vỗ tay rất nồng nhiệt. Từ đó mình hiểu thêm rằng đừng bao giờ đem nhạc này so sánh với nhạc kia mà nếu biết đặt đúng vị trí thì nhạc truyền thống vẫn luôn luôn được trân trọng. Có điều người ca sĩ hát nhạc truyền thống phải thật có cái tâm để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống vì thu nhập eo hẹp thì mới mong theo đuổi dòng nhạc này lâu bền“quot;. Và để tự khắc phục về phần “quot;kinh tế”quot; ấy, ngoài việc đi hát, Thanh Sử còn làm công việc của một Luật sư (Anh vốn tốt nghiệp ngành Luật mà!) và thường xuyên nhận làm chương trình cho các đơn vị công ty, xí nghiệp, các cơ quan, khu phố… mà có lẽ nhiều nhất là ở Quận 1 . Sau mười năm theo nghề, hiện nay ao ước lớn nhất của anh là cho ra đời một album riêng về nhạc truyền thống và tổ chức một live show về nhạc truyền thống, nhưng xem ra mơ ước ấy vẫn còn rất xa…